Bootstrapping là gì? Chiến lược tự thân vận động trong khởi nghiệp

by Ha Vy
44 lượt xem
Bootstrapping là gì? Chiến lược tự thân vận động trong khởi nghiệp

Từ Amazon, Facebook đến GoPro, những công ty xuất phát từ Bootstrapping, khởi đầu bằng vốn sở hữu riêng trước khi thu hút vốn đầu tư bên ngoài. Bootstrapping là chiến lược “tự thân vận động” trong khởi nghiệp. Hãy cùng dautu.world khám phá chi tiết về Bootstrapping trong bài viết này.

Bootstrapping là gì?

Thuật ngữ “Bootstrapping” bắt nguồn từ Mỹ vào đầu thế kỷ 19 để mô tả việc xỏ dây giày cao cổ. Cụm từ “pull yourself up by your bootstraps” ý chỉ tự nâng bản thân chỉ bằng dây giày, từ đó nghĩa bóng là tự vực dậy trong hoàn cảnh khó khăn, đạt thành công mà không cần sự trợ giúp từ ai.

Trong lĩnh vực khởi nghiệp, Bootstrapping ám chỉ cho những công ty khởi nghiệp hoàn toàn tự thân vận động, không dựa vào vốn đầu tư hoặc tài trợ bên ngoài.

Bootstrapping là gì

Bootstrapping là gì

Đặc điểm của Bootstrapping

Bắt đầu từ ít vốn hoặc rất ít vốn

Các doanh nhân khởi nghiệp theo phương pháp Bootstrapping thường khởi động doanh nghiệp với ít hoặc rất ít vốn, không phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư bên ngoài. Số vốn ban đầu thường đến từ tiền tiết kiệm của chủ sở hữu. Sau đó, công ty tập trung vào việc tìm kiếm khách hàng và sử dụng dòng tiền này để vận hành kinh doanh và tiếp tục phát triển.

Nhiều người coi đây là phương pháp khởi nghiệp tối giản, thậm chí là cực đoan về sự tiết kiệm và tối ưu hóa chi phí.

Phải xoay vòng vốn nhanh

Vì thiếu vốn từ bên ngoài, các Bootstrapping startup đối diện với các thách thức như quản lý dòng tiền khó khăn và cạnh tranh gay gắt.

Các công ty Bootstrapping thường phải cắt giảm chi phí, tận dụng tài chính cá nhân và lao động, vận hành hiệu quả, và xoay vòng vốn nhanh chóng. Họ cũng tìm cách tài chính sáng tạo ngắn hạn, ví dụ như sử dụng các chương trình đặt hàng trước để có tiền cho sản xuất.

Tự do sáng tạo để tìm lối đi riêng

Tự thân vận động đồng nghĩa với tự chủ và tự do, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi startup phải tự mình lo lắng và chịu đựng rủi ro. Điều này giúp cho startup có được sự sáng tạo và quyền tự quản lý hoàn toàn. Họ có thể tự do quyết định về sáng tạo sản phẩm, dịch vụ và quy trình kinh doanh, miễn là đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Ví dụ về những Bootstrapping thành công

Chắc chắn, những ai đam mê khởi nghiệp không thể quên câu chuyện về một tỷ phú bắt đầu từ căn gara để xe. Đây là ví dụ điển hình cho thành công của Bootstrapping. Ngoài ra, trên toàn cầu có rất nhiều công ty lớn khác cũng xuất phát từ Bootstrapping.

  • Apple: Steve Jobs và Steve Wozniak bắt đầu Apple vào năm 1976 trong một phòng ngủ tại ngôi nhà ngoại ô của bố mẹ Jobs, sau đó chuyển sang gara khi cần thêm không gian. Apple đã từ đó phát triển thành một đế chế công nghệ lớn mạnh như ngày nay.
  • Dell: Văn phòng đầu tiên của Dell là phòng ký túc xá của nhà sáng lập Michael Dell. Ông đã bắt đầu bán các máy tính lắp ráp từ linh kiện có sẵn. Sau khi công việc kinh doanh phát triển, ông bỏ học và năm 2019, ông đã được Forbes xếp vào danh sách 400 tỷ phú.
  • Spanx: Sarah Blakely có ý tưởng cho sản phẩm Spanx khi cô cần một chiếc áo lót phù hợp cho bữa tiệc và đã tự tay cắt chiếc quần tất bằng kéo. Sarah đã dùng 5.000 USD tiết kiệm để phát triển sản phẩm và điều hành kinh doanh từ căn hộ của mình, tự làm tiếp thị và bán hàng.
  • GoPro: Nhà sáng lập Nick Woodman đã bắt đầu GoPro từ tiền tiết kiệm cá nhân và vay mẹ ông 35.000 USD. Sau khi đi qua giai đoạn Bootstrapping, GoPro nhận được khoản đầu tư đầu tiên là 200 triệu USD từ Foxconn vào năm thứ 10 của công ty trước khi niêm yết công khai.

Ngoài ra, các tên tuổi nổi tiếng khác như HP, eBay, Cisco, OracleMicrosoft cũng đều bắt đầu từ Bootstrapping.

Ưu – nhược điểm khi Start up Bootstrapping là gì

So với cách dựa vào nguồn vốn đầu tư mạo hiểm, Bootstrapping mang lại nhiều lợi ích. Đi kèm với đó cũng là những rủi ro mà người khởi nghiệp phải tự thân vượt qua.

Ưu điểm của Bootstrapping là gì?

  • Chủ doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát về hướng đi, tầm nhìn và tài chính của công ty.
  • Không phải lo lắng về trả nợ.
  • Tự do sáng tạo về sản phẩm và dịch vụ.
  • Không chịu áp lực từ ban quản trị, tự do giữ phong cách quản lý theo mong muốn của bản thân.
  • Tập trung hoàn toàn thời gian vào giải quyết các vấn đề cốt lõi, xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
  • Dễ kiểm soát chi phí theo mô hình kinh doanh tinh gọn.
  • Linh hoạt và dễ dàng điều chỉnh mô hình kinh doanh để đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường.

Hạn chế của Bootstrapping là gì?

  • Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cao hơn.
  • Tự lo về dòng tiền, đặc biệt là phải hài hoà với tài chính cá nhân của chính người chủ doanh nghiệp.
  • Tự cân đối dòng tiền để đảm bảo thu đáp ứng chi và tái sản xuất.
  • Không thể phát triển nhanh bởi số vốn hạn chế.
  • Thiếu đi sự hỗ trợ hay tư vấn từ các nhà đầu tư mạo hiểm, vườn ươm hay các chương trình tăng tốc khởi nghiệp.
  • Khó cạnh tranh hơn về uy tín khi so với các thương hiệu có sự bảo trợ hoặc được giúp đỡ từ các tên tuổi lớn trên thị trường.

Các giai đoạn của một startup theo phương pháp Bootstrapping là gì?

Một Bootstrapping startup thường trải qua các giai đoạn sau:

  • Bắt đầu: Thời điểm này thường rất ít doanh thu, người chủ doanh nghiệp “tự tài trợ” cho ước mơ bằng tiền tiết kiệm cá nhân.
  • Khách hàng tài trợ: Tại một số điểm, doanh thu đạt đến mức khách hàng có thể tài trợ cho các hoạt động hàng ngày và bù đắp đủ cho chi phí hoạt động. Lúc này, startup bắt đầu đầu tư vào tăng trưởng và nhìn thấy sự phát triển về mặt doanh thu.
  • Tín dụng mở rộng: Doanh nhân khởi nghiệp sẽ biết rằng họ không thể làm một mình nữa, cần có sự hỗ trợ từ các nguồn lực bên ngoài để công ty tăng trưởng nhanh hơn. Đây cũng chính là thời điểm Bootstrapping bắt đầu gọi vốn từ bên ngoài cho mục đích mở rộng.

Trên đây là 3 giai đoạn phát triển thông thường của Bootstrapping startup, sau khi tiến tới giai đoạn tín dụng cũng là lúc doanh nghiệp đã phát triển tới ngưỡng nhất định.

Các giai đoạn của một startup

Các giai đoạn của một startup

Nếu bạn đang cân nhắc để bắt đầu một Bootstrapping startup, sau đây là những bước bạn cần xem xét:

  • Giai đoạn đầu tiên: Xem xét liệu công việc kinh doanh của bạn có phù hợp với phương pháp Bootstrapping hay không. Không phải mô hình kinh doanh nào cũng hợp với phương pháp này. Nếu lượng tồn kho cao, tỷ lệ xoay vòng vốn chậm thì bạn sẽ khó mà duy trì được công ty trong thời gian dài.
  • Lên kế hoạch kinh doanh: Bước này bao gồm kế hoạch tài chính, dòng tiền trong vài năm tới, chiến lược sản phẩm và tìm kiếm khách hàng, marketing…
  • Xác định mức doanh thu để có thể duy trì sản xuất: Một yếu tố quan trọng khi khởi nghiệp theo phương pháp Bootstrapping là bạn cần xác định mức doanh thu bao nhiêu để có thể xoay vòng và duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cần tính toán xem nên phân bổ mức doanh thu như thế nào vào các kênh phát triển kinh doanh. Rủi ro lớn nhất với các Bootstrapping thường là cạn tiền quá sớm trước khi công ty có thể thực sự phát triển.
  • Xác định các nguồn lực cho kinh doanh đến từ đâu: Vốn có thể bị dùng hết, thời gian không thể quay lại, giới hạn kinh doanh có thể hạn chế sự phát triển của công ty. Do đó, hãy tính đến nguồn lực để hoạt động kinh doanh có thể vận hành.

Một số chiến lược kinh doanh Bootstrapping bạn có thể tham khảo gồm:

  • Đóng góp cổ phần cá nhân như một khoản đầu tư tài chính từ những thành viên ban đầu của công ty.
  • Vay nợ cá nhân để giải quyết các nguồn vốn ngắn hạn (lưu ý cần cân đối với năng lực tài chính cá nhân).
  • Loại bỏ mọi chi phí không cần thiết.
  • Mở rộng các mối quan hệ kinh doanh với đối tác, nhà cung cấp để có những chính sách giá hoặc các thỏa thuận tạm thời giúp ích cho việc kinh doanh.
  • Sản xuất vừa đủ (chỉ làm theo các đơn hàng đã thanh toán, bán trong khu vực cụ thể để hạn chế phí giao hàng…)

Chọn gọi vốn mạo hiểm hay Bootstrapping?

Như vậy, bạn đọc hẳn đã hiểu Bootstrapping là gì, những giai đoạn cũng như thách thức mà khởi nghiệp theo phương pháp này phải trải qua. Thông thường, Bootstrapping sẽ phù hợp với hai loại hình công ty khởi nghiệp sau:

  • Công ty khởi nghiệp ở giai đoạn sơ khai, cần tính linh hoạt và thời gian để phát triển, đồng thời không cần quá nhiều vốn từ bên ngoài.
  • Các nhà sáng lập có nguồn vốn tự thân mạnh hoặc khả năng xoay vòng vốn tốt, tự chủ về tài chính để vận hành công ty.

Lời kết

Hành trình khởi nghiệp luôn bắt đầu từ những khó khăn, nhưng với những ai lựa chọn Bootstrapping, những thử thách sẽ lớn hơn nhiều. Cảm ơn bạn đã đọc chia sẻ từ dautu.world về Bootstrapping là gì, các ưu điểm và hạn chế của phương pháp này. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích khi chuẩn bị bước vào con đường khởi nghiệp. Hãy tiếp tục theo dõi Blog Vieclam24h.vn để nắm bắt thêm nhiều kiến thức giá trị.

About The Author

Có tý liên quan

Để lại bình luận